Bệnh gút là một trong những dạng viêm khớp phổ biến có liên quan đến rối loạn chuyển hóa axit uric. Bệnh gút thường gây đau đớn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống. Tuy nhiều người bị nhưng không phải ai cũng đã hiểu rõ về căn bệnh này. Bài viết sau đây của giaykhamsuckhoe.net sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh gút từ góc nhìn khoa học, từ đó có biện pháp để phòng ngừa và điều trị hiệu quả.

Bệnh gút là gì?

giai-dap-cac-thac-mac-thuong-gap-ve-benh-gut

Bệnh gút là một dạng viêm khớp do sự lắng đọng tinh thể urat – sản phẩm hình thành từ quá trình phân hủy purin trong cơ thể. Axit uric được đào thải chủ yếu qua thận. Khi nồng độ axit uric trong máu vượt ngưỡng (trên 420 µmol/L ở nam và 360 µmol/L ở nữ), chúng kết tủa thành tinh thể urat tại các khớp, gây viêm cấp tính, sưng đỏ, đau nhức dữ dội.

Đặc điểm thường gặp:

  • Đau khớp đột ngột, thường là về đêm.
  • Vị trí hay bị ảnh hưởng nhất là ngón chân cái, cổ chân, đầu gối, khuỷu tay.
  • Sau nhiều đợt tái phát, có thể hình thành các hạt tophi (u cục chứa tinh thể urat) quanh khớp.

Bệnh lý này thường tiến triển theo 3 giai đoạn: tăng axit uric máu không triệu chứng, cơn gút cấp, và gút mạn tính kèm biến chứng khớp, thận.

Bệnh gút có di truyền không?

Một trong những thắc mắc phổ biến là liệu bệnh gút có mang tính di truyền hay không. Câu trả lời là CÓ, nhưng không hoàn toàn.

Bệnh có liên quan đến yếu tố di truyền, đặc biệt là những rối loạn enzyme chuyển hóa purin hoặc các gen ảnh hưởng đến quá trình bài tiết axit uric qua thận. Nếu trong gia đình có người thân mắc bệnh gút, nguy cơ bạn mắc bệnh cao hơn người bình thường.

Tuy nhiên, không phải ai có tiền sử gia đình mắc bệnh gút cũng sẽ bị bệnh. Yếu tố môi trường, chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt (như tiêu thụ nhiều rượu bia, ăn nội tạng động vật, ít vận động, béo phì…) đóng vai trò rất lớn trong việc khởi phát và diễn tiến bệnh.

Do đó, người có yếu tố di truyền nên duy trì chế độ ăn lành mạnh, tập thể dục đều đặn và kiểm tra axit uric định kỳ để phòng tránh bệnh gút.

Người trẻ tuổi có bị bệnh gút không?

Trước đây, bệnh gút được xem là bệnh của người trung niên và cao tuổi, nhất là nam giới sau tuổi 40. Tuy nhiên, hiện nay tỷ lệ người trẻ tuổi mắc bệnh gút đang gia tăng nhanh chóng.

Nguyên nhân chính là do lối sống hiện đại:

  • Ăn nhiều thực phẩm giàu đạm, nhiều purin như lẩu, hải sản, đồ nướng.
  • Thói quen uống rượu bia thường xuyên.
  • Ngồi nhiều, ít vận động, béo phì.
  • Stress kéo dài ảnh hưởng đến chức năng gan thận.

Do đó, bệnh gút không còn là bệnh của người lớn tuổi mà có thể gặp ở cả những người dưới 30 tuổi. Các trường hợp bệnh gút sớm nếu không kiểm soát tốt sẽ có nguy cơ biến chứng nhanh hơn.

Bệnh gút có chữa khỏi không?

giai-dap-cac-thac-mac-thuong-gap-ve-benh-gut

Bệnh gút có chữa khỏi hoàn toàn không? Theo y học hiện đại, bệnh gút hiện chưa có thuốc chữa dứt điểm hoàn toàn, nhưng có thể kiểm soát hiệu quả nếu điều trị đúng cách và kiên trì:

  • Giai đoạn cơn gút cấp: điều trị bằng thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs), colchicine hoặc corticosteroid để giảm nhanh triệu chứng sưng đau.
  • Giai đoạn mạn tính: dùng thuốc hạ acid uric máu như allopurinol, febuxostat hoặc thuốc tăng đào thải uric như probenecid, kết hợp chế độ ăn kiêng và kiểm soát cân nặng.

Nếu tuân thủ đúng liệu trình và thay đổi lối sống phù hợp, người bệnh có thể duy trì mức axit uric ổn định, ngăn cơn gút tái phát và phòng ngừa biến chứng.

Ngoài ra, các phương pháp hỗ trợ từ y học cổ truyền (châm cứu, dùng thảo dược, massage) cũng có thể được áp dụng để hỗ trợ kiểm soát bệnh, nhưng cần được sử dụng dưới sự hướng dẫn chuyên môn.

Một số thắc mắc khác về bệnh gút

giai-dap-cac-thac-mac-thuong-gap-ve-benh-gut

Phụ nữ có bị bệnh gút không?

Dù ít gặp hơn, phụ nữ vẫn có thể mắc bệnh lý này, đặc biệt là sau mãn kinh do nồng độ estrogen giảm – hormone giúp đào thải axit uric.

Người bị bệnh gút nên ăn gì?

  • Nên ăn: rau xanh, quả anh đào, sữa ít béo, gừng, nghệ, ngũ cốc nguyên hạt, nước lọc.
  • Tránh ăn: nội tạng động vật, hải sản, thịt đỏ, rượu bia, thực phẩm chế biến sẵn, đồ uống có đường fructose cao.

Bệnh gút có gây biến chứng không?

Nếu không điều trị đúng cách, bệnh gút có thể gây tổn thương thận, hình thành sỏi thận, viêm đa khớp, tàn phế do biến dạng khớp hoặc nhiễm trùng hạt tophi.

Có nên dùng thực phẩm chức năng cho người bị bệnh gút?

Một số thực phẩm chức năng có chứa chiết xuất từ cây trinh nữ, hạt cần tây, hoặc enzyme tiêu uric có thể hỗ trợ hạ acid uric. Tuy nhiên, không nên tự ý dùng mà cần hỏi ý kiến bác sĩ để tránh tương tác thuốc.

Bệnh gút là một bệnh lý chuyển hóa mãn tính có thể kiểm soát hiệu quả nếu người bệnh hiểu rõ bản chất bệnh, các yếu tố nguy cơ, triệu chứng điển hình và kiên trì điều trị. Qua bài viết này, hy vọng đã có lời giải đáp cho các câu hỏi của mình về căn bệnh này nhé!

XEM THÊM:

Ăn đường nhiều bị gì? Dấu hiệu cảnh báo của cơ thể bạn cần biết

Top 4 nhóm thực phẩm giúp hỗ trợ điều trị bệnh gút tại nhà

THÔNG TIN THÊM

Dịch vụ hỗ trợ tư vấn thông tin về giấy khám sức khỏe trên toàn quốc. Làm nhanh giấy khám sức khỏe lấy nhanh trong thời gian khách hàng yêu cầu. Đảm bảo uy tín và chất lượng, chi phí thấp.

Liên hệ GIAYKHAMSUCKHOE.NET

Website: giaykhamsuckhoe.net

Hotline: 0947075578